Hướng Dẫn An Toàn Khi Sử Dụng Bình Ắc Quy Xe Nâng

6-quy-tắc-an-toàn-lao-động-khi-sử-dụng-bình-ắc-quy-xe-nâng

Hầu hết các nhà xưởng, kho bãi sẽ sử dụng một trong hai loại ắc quy xe nâng chính: ắc quy lithium-ion (Li-Ion) và ắc quy axit chì (Lead-Acid). Ở bài viết này, Ắc Quy Việt Nam xin chia sẻ về những hướng dẫn an toàn khi dùng loại ắc quy phổ biến nhất ở Việt Nam đó là ắc quy axit chì.

1. Giới thiệu về bình Ắc quy xe nâng

Ắc quy xe nâng axit chì là loại bình ắc quy truyền thống, là một giải pháp đã và đang được sử dụng trong nhiều thập kỷ qua. Ắc quy axit chì có giá thành rẻ hơn so với loại ắc quy hiện đại (Li-Ion).

Cấu tạo của ắc quy axit chì:

Cấu-tạo-ắc-quy-xe-nâng-axit-chì
Minh họa cấu tạo Ắc quy xe nâng

Nguyên lý hoạt đông của bình ắc quy:

2. Khi làm việc với Ắc quy xe nâng cần lưu ý

–  Sử dụng các thiết bị bảo hộ (khẩu trang, mắt kính, găng tay, giày) đầy đủ khi làm việc với bình ắc quy xe nâng axit chì.

–  Tuân thủ hướng dẫn sử dụng Ắc quy.

An-Toàn-Khi-Sử-Dụng-Ắc-Quy

3. Bình Ắc quy gây nguy hiểm trong trường hợp nào?

–  Do khí H2 thoát ra trong quá trình sạc tiếp xúc với nguồn lửa gần đó gây ra cháy nổ.

–  Tia lửa điện có thể sinh do:

+ Hồ quang điện: Không tắt nguồn máy sạc trước khi tháo dây kết nối.

+ Tĩnh điện: Do bề mặt quá khô làm tích điện trái dấu giữa bề mặt bình và tay người thao tác

Kết nối không tốt gây ra tia lửa do:

+ Kết nối đầu cọc không tốt hoặc do dây kết nối bị rỉ sét

+ Kết nối nhầm dây dương vào cọc âm và dây âm vào cọc dương

+ Bình bị thiếu nước => làm lộ cọc nối và tấm bảng cực => phóng điện giữa các tấm bản cực và cọc nối trái dấu.

4. Xử lý khi gặp sự cố với bình ắc quy

1. Cháy hoặc nổ do bình ắc quy

Cách xử lý: dừng xe, chữa cháy bằng bình chữa cháy, liên hệ ngay đại lý gần nhất. Nếu đám cháy quá lớn, hãy gọi 114.

2. Đổ hoặc rò rỉ axit từ bình ắc quy

Cách xử lý: sử dụng cát để ngăn axit lan sang khu vực khác. Nếu rò rỉ trên xe thì hãy đưa xe đến đại lý gần nhất.

3. Dung dịch điện phân dính vào mắt hoặc da

Cách xử lý: rửa mắt, vùng da tiếp xúc liên tục bằng nước sạch và đưa đến y tế.

4. Uống, nuốt nhầm dung dịch điện phân

Cách xử lý: uống thật nhiều nước để pha loãng dung dịch và đưa ngay đến cơ sở y tế. Chú ý: không cố gắng nôn, ói dung dịch.

 

Bài viết tham khảo

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *